Để có được một chú gà chiến khỏe mạnh thì kê sư không thể không chú ý tới các bệnh thường gặp ở gà chọi. Có khá nhiều bệnh mà gà có thể gặp phải, nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của gà rất nhanh chóng và khiến chúng mất đi khả năng thi đấu. Nếu gà luôn khỏe thì theo dõi bài viết của New88 ngay sau đây!
Bệnh tụ huyết trùng
Dấu hiệu của bệnh: Khi gà mắc bệnh tụ huyết trùng thì sẽ bắt đầu khò khè, khó thở, mặt bắt đầu sưng lên và có khả năng truyền nhiễm nhanh. Đây là một trong số các bệnh thường gặp ở gà chọi có thể gây truyền nhiễm nên bạn cần phải theo dõi gà mỗi ngày, nếu có dấu hiệu thì phải cách ly và chữa trị ngay để tránh ảnh hưởng đến những chú gà chọi khác.
Cách chữa trị: Để chữa bệnh tụ huyết trùng ở gà chọi cũng như gà thả thông thường, bạn cần:
- Phát hiện và tiêm kháng sinh định kỳ cho gà chọi để ngăn chặn nhanh chóng bệnh giúp gà gà không bị tình trạng tụ huyết.
- Sau khi tiêm hãy hòa Etracillin 250g/ tấn thức ăn cho gà hoặc dùng Furazolidon 300g/ tấn thức ăn để có thể tăng khả năng đề kháng cho gà. Cho gà chọi ăn thuốc trộn cùng thức ăn như vậy trong vòng 5 – 7 ngày để đạt hiệu quả tối đa.
- Dùng thêm thuốc Chlortetracycline liều dùng từ 40 mg/kg và Streptomycin liều dùng từ 120 – 150mg/kg để tăng cân và tăng cường sức khỏe cho gà. Có thể sử dụng Penicillin liều dùng 150 mg/kg thay thế cho Chlortetracycline.
Bệnh cầu trùng – Các bệnh thường gặp ở gà chọi
Bệnh cầu trùng là một trong các bệnh thường gặp ở gà chọi và cả gà nuôi thả, một loại ký sinh trùng đơn bào lây nhiễm vào ruột của gà chọi, trú ngụ trong niêm mạc ruột và làm hỏng cơ quan này, khiến gà không thể hấp thụ dinh dưỡng để phát triển.
Bệnh cầu trùng lây nhiễm cho những con gà khác trong đàn thông qua phân bị nhiễm bệnh của bạn cùng đàn, bạn cùng đàn mới và thậm chí từ các loài chim hoang dã hoặc động vật khác.
Dấu hiệu phát hiện bệnh cầu trùng là trong phân gà có máu. Bên cạnh đó nó sẽ kết hợp với một số triệu chứng như:
- Bệnh tiêu chảy
- Lờ đờ
- Chậm chạp
- Lông xù lên hoặc xù lên
- Giảm cân nhanh chóng
- Ăn mất ngon
- Mồng và tích nhợt nhạt
Điều trị bệnh cầu trùng:
- Bệnh cầu trùng là một trong số các bệnh thường gặp ở gà chọi phát triển rất nhanh và khi các triệu chứng xuất hiện thì gà đó đã mắc bệnh và có thể đã lây cho rất nhiều con gà cùng đàn. Nhưng đừng quá lo lắng vì nếu phát hiện sớm và tích cực điều trị thì mọi vấn đề có thể được giải quyết.
- Chữa trị cho gà chọi của bạn bằng cách trộn thức ăn với các loại thuốc gồm Rigecoccin và Furazolidon với liều lượng là 40g/ tạ thức ăn. Cứ cho gà ăn như vậy cho đến khi khỏi bệnh.
Bệnh bạch lỵ thương hàn
Bệnh bạch lỵ thương hàn là một trong các bệnh thường gặp ở gà chọi. Nó có cái tên khá mỹ miều có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng ở Việt Nam khi nhắc đến bạch lỵ thương hàn thì nhiều người sẽ thấy khá lạ lẫm. Mọi người ở nước mình thường quen gọi đây là bệnh gà ỉa phân trắng.
Dấu hiệu của bệnh: Khi mắc bệnh kiết lỵ thương hàn thì bụng gà thường phình to và chướng lên, việc đi lại của chúng trở nên khó khăn. Gà chọi của bạn sẽ luôn trong trạng thái ủ rũ, xoắn cổ, gác mỏ, phân loãng và có màu trắng là điều dễ nhận thấy nhất. Loại bệnh này cũng dễ lây lan nên khi phát hiện thì cần cách ly gà ngay.
Cách chữa trị sẽ được trang đá gà New88 bật mí ngay sau đây:
- Để chữa chứng ỉa phân trắng ở gà thì bạn dùng loại thuốc Chloramphenicol 50mg/kg. Cho gà ăn theo chỉ dẫn của bác sĩ thú ý trong vòng 6 – 9 ngày.
- Cách 2 là vẫn theo liệu trình 6 – 9 ngày nhưng là dùng thuốc thuốc Tetracyclin 150 – 200mg/kg.
- Ngoài hai cách trên bạn cũng có thể chọn mua thuốc Furazolidon và trộn 150 – 350g/tấn thức ăn cho gà.
Bệnh gà khô chân
Trong top các bệnh thường gặp ở gà chọi thì bệnh khô chân thuộc top 1. Dấu hiệu nhận biết là gà sụt cân nhanh chóng, bỏ ăn, nằm lì một chỗ suốt ngày và chân thì càng ngày càng co quắt lại.
Cách ngăn chặn bệnh và chữa trị:
- Luôn rửa sạch chuồng gà để tránh bệnh phát triển nặng hơn và lây lan sang những con gà khác.
- Sử dụng thuốc kháng sinh Enroseptyl – A trong thời gian điều trị 3 ngày để tăng sức đề kháng cho gà.
- Điều trị 6 ngày với thuốc Dizavit – Plus liều dùng 2g/1l nước.
Bệnh giun sán
Dấu hiệu của bệnh giun sán vẫn là các tình trạng ủ rũ, chậm chạp, thêm vào đó là ăn không lớn, có đốm trắng trong phân. Để chữa trị bệnh giun sán cho gà, bạn cần:
- Diệt sán với thuốc Arecolin hoặc loại thuốc Bromosalaxilamit, sử dụng theo liều dùng bác sĩ khuyên dùng hoặc đọc theo hướng dẫn trên bao bì.
- Thuốc Piperazin liều dùng 200 – 400 mg/kg để điều trị giun đũa.
- Thuốc Phenothiazine liều dùng 0,5g để điều trị giun kim.
Như vậy, trên đây New88 đã đề cập đến các bệnh thường gặp ở gà chọi và các phương pháp chữa trị hiệu quả. Hy vọng gà chọi của bạn sẽ luôn thật khỏe mạnh và không bao giờ mắc những bệnh nói trên!
Xem thêm: Thông Tin Về Trận Đá Gà 24 Tỷ Khét Tiếng Trong Lịch Sử